Mỹ phẩm Nga nào tốt nhất cho mùa hè (Phần 2)

2. Dưỡng ẩm bằng sản phẩm kết cấu mỏng nhẹ

Dưỡng ẩm là một bước chốt khoá mọi tinh tuý mà bạn đắp lên da mỗi ngày. Khi làn da không đủ ẩm (có thể do bạn không dưỡng ẩm và còn có thể do bạn dùng sữa rửa mặt có khả năng tẩy rửa quá mạnh, gột sạch lớp dầu tự nhiên dưỡng ẩm trên bề mặt da), các tuyến dầu dưới da lại tiếp tục tiết dầu để cân bằng lại độ ẩm. Làn da tiết dầu nhiều sẽ tạo ra môi trường khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở, lưu cữu bã nhờn khiến da nhanh chóng nổi mụn.

Tùy thuộc vào tình trạng da của bạn mà có thể lựa chọn các loại kem dưỡng khác nhau cho da dầu, da hỗn hợp, da thường, da khô, da nhạy cảm. Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng riêng các loại kem dưỡng ban ngày và ban đêm, vì kem ngày vốn có tác dụng bảo vệ da chống ô xy hóa từ môi trường nhiều hơn, trong khi kem đêm lại có tác dụng phục hồi da tích cực và được thiết kế đặc biệt cho thời điểm ban đêm khi mà da có khả năng hấp thu các dưỡng chất tối ưu nhất.

Nhiều người vẫn hay quan niệm mùa hè thời tiết nóng ẩm và da dễ bị đổ dầu nên việc bôi kem dưỡng vào ban ngày có thể khiến da bị nhờn hoặc bí lỗ chân lông hơn. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy, vì mùa hè với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt và mức độ ô xy hóa cao hơn từ môi trường dễ gây nên các tác hại nhiều hơn cho da. Do vậy chúng ta càng phải tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ da chống lại tác động ô xy hóa từ môi trường. Kem chống nắng có thể giúp bạn giải quyết được một số nguyên nhân gây ô xy hóa, nhưng không phải tất cả, và sự có mặt của kem dưỡng vào ban ngày sẽ tăng cường tác dụng bảo vệ da lên rất nhiều lần. Hơn nữa việc bạn cảm thấy da trở nên nhiều dầu hơn không có nghĩa là da đã đủ hay dư thừa độ ẩm, vì da có thể chỉ thừa độ ẩm ở lớp bề mặt bên ngoài chứ sâu hơn bên trong cấu trúc da thì nó lại không đủ độ ẩm. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm tốt giúp đưa độ ẩm tới các lớp sâu bên trong tế bào da, cân bằng độ ẩm cho da và ngăn ngừa lão hóa.

Bên cạnh các loại kem dưỡng ẩm và bảo vệ da thông thường bạn cũng có thể lựa chọn các loại kem & serum dưỡng da với kết cấu mỏng nhẹ, không nhờn dính để phục vụ các mục đích đặc trị chuyên sâu hơn cho các khiếm khuyết của da, bao gồm đặc trị mụn, dưỡng trắng da, trị nám, chống lão hóa.

3. Tránh tiếp xúc với tia cực tím

Tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím, tia UV) có trong ánh nắng mặt trời là thủ phạm chính gây ra những dấu hiệu của lão hóa da như nếp nhăn, tàn nhang. Nó biến các oxy dạng phân tử trở thành oxy nguyên tử, có tính oxy hoá cao, phá hủy các tế bào da, làm da trở nên khô ráp, hoặc tấn công vào màng tế bào và các thành phần khác trong tế bào, làm cho các tế bào bị tổn thương, da bị lão hóa rất nhanh. Thời gian tiếp xúc càng lâu, cường độ ánh sáng càng cao sẽ làm da bạn bị biến đổi theo chiều hướng xấu một cách càng nhanh chóng. Vì vậy để có làn da tươi trẻ lâu dài, điều tối kỵ là không để da tiếp xúc nhiều với tia cực tím. Về chiều tối, ánh nắng có đặc điểm là nhiều tia cực tím, rất có hại cho các tế bào da cho nên hạn chế da tiếp xúc với ánh nắng là tốt nhất. Tuy nhiên, buổi sáng bạn nên dậy sớm và tắm nắng 5-10 phút, lượng tia cực tím vừa đủ để chuyển hóa các cholesterol dưới da thành vitamin D, cần thiết cho việc hấp thụ canxi ở xương.

Ban ngày việc dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím là hết sức cần thiết. Kem chống nắng có chứa các thành phần hoá chất hoặc vật chất có khả năng ngăn chặn, hấp phụ hoặc phát tán ánh sáng mặt trời làm giảm tác hại của ánh nắng lên da. Thông thường trong kem chống nắng có chứa vitamin A giúp tái tạo làn da; vitamin E nhằm chống lại tia cực tím hiêu quả; vitamin C bảo vệ thành mạch, giúp da tổng hợp collagen; vitamin B có tác dụng trị bệnh da do nóng nhiệt. Tuy nhiên một điều khiến rất nhiều bạn băn khoăn là làm thế nào để lựa chọn được một loại kem chống nắng phù hợp? Kem chống nắng có chứa chỉ số SPF (Sun Protect Factor) – một định mức đo lường số giờ chống nắng trung bình của một sản phẩm. Theo định mức quốc tế 1 SPF = 15 phút. Nếu chỉ số SPF càng cao thì thời gian bảo vệ da dưới nắng sẽ lâu hơn. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, tác dụng này không ổn định bởi mồ hôi, ma sát và quần áo, nước…có thể làm giảm thời gian.

Chỉ số SPF cao hơn không có nghĩa rằng nó sẽ bảo vệ da tốt hơn so với những sản phẩm có chỉ số SPF thấp. Khả năng lọc tia tử ngoại càng tốt khi kem chống nắng có SPF cao nhưng thực tế từ SFP 30 trở lên thì chức năng đó không hề chênh lệch nhau nhiều.

Thêm một điều bạn cũng cần lưu ý là khi SPF càng cao thì đi kèm với đó là nhiều khả năng các chất hóa học trong sản phẩm cũng sẽ cao, da dễ bị khô, kích ứng… Kem chống nắng SPF 20 đến SPF 35 là vừa phải và an toàn cho da mặt và các vùng da mỏng. Tuy nhiên, nếu bạn đi biển hay làm việc thường xuyên dưới trời nắng thì nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 40 đến 50. Kem chống nắng có chỉ số cao cũng thích hợp hơn cho da toàn thân. Và những dòng kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn lúc này, vừa chống nắng vừa cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da.

Kem chống nắng được chia thành 3 loại: kem chống nắng VẬT LÝ, kem chống nắng HÓA HỌC, và kem chống nắng kết hợp cả 2 loại bộ lọc VẬT LÝ và HÓA HỌC.

Kem chống nắng vật lý (Sunblock): là dòng sản phẩm dùng để cản trở tia UV hấp thụ vào da bằng các chất Zinc Oxide hoặc Titanium Oxide. Các chất này đều không hấp thụ vào da vì chúng chỉ nằm trên bề mặt da. Ưu điểm dòng sản phẩm Sunblock này là bám trên da khá tốt, lâu trôi; không thẩm thấu vào da nên hầu như không gây kích ứng. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của Sunblock, bạn phải thoa một lớp dày trên làm da bạn trở nên nhờn hơn. Chính vì vậy nếu bạn thoa lớp Sunblock trước khi trang điểm thì sẽ làm cho da mặt bạn trắng bệch, thiếu tự nhiên và dày cộm.

my pham nga

Kem chống nắng hoá học (Sunscreen): là dòng sản phẩm có chứa chất hấp thụ tia UV và vô hiệu hóa những tác hại của nó lên da. Ưu điểm: Độ thẩm thấu cao, lớp kem Sunscreen mỏng nhẹ nên khi thoa lên da nhìn tự nhiên hơn Sunblock. Tuy nhiên, kem không bám tốt bên trên da nên bạn phải thoa lại sau 2 – 3 giờ. Một điều đáng lưu ý là vì Sunscreen có nhiều chất nên các bạn có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng.

kem chong nang bo loc vat ly my pham Nga SPF 40, SPF 50
Kem chống nắng bộ lọc VẬT LÝ mỹ phẩm Nga SPF 40, SPF 50 đạt tiêu chuẩn cao nhất thế giới của Viện nghiên cứu về bộ lọc chống nắng MERCK (CHLB Đức)

Vì rằng mỗi loại da đều có một đặc điểm riêng biệt nên việc lựa chọn kem chống nắng cho từng loại da là hết sức cần thiết bởi nó không chỉ giúp chống nắng một cách hoàn hảo mà còn giúp da đỡ bị hư hại khi sử dụng không phù hợp.

* Da nhạy cảm: Nếu da bạn nhạy cảm thì tốt nhất khi lựa chọn kem chống nắng nên tránh các loại kem chống nắng hóa học (Sunscreen) mà thay vào đó sử dụng các loại kem chống nắng vật lý (Sunblock) vì nó chứa rất ít các thành phần gây kích ứng da.

* Da khô: Với da khô thì nên lựa chọn những loại kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da, như vậy có thể vừa chống nắng vừa cung cấp nước giúp da không bị khô.

* Da nhờn: Đối với loại da này thì bạn nên lựa chọn các loại kem chống nắng không gây nhờn, không dầu. Da nhờn phù hợp với kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh.

* Da hỗn hợp: Da hỗn hợp là loại da phổ biến nhất trong tất các các loại da nhưng cũng là loại khó chăm sóc nhất. Nếu vùng chữ T của bạn tiết quá nhiều chất nhờn thì hãy khôn khéo lựa chọn cho mình loại kem chống nắng dành cho da nhờn, cũng có thể chọn kem chống nắng có công thức tổng hợp, nó sẽ vẫn đảm bảo được sự hiệu quả trong việc chống nắng cho loại da này.

* Da mụn: Với da mụn thì nên chọn kem chống nắng không gây bít lỗ chân lông. Tránh xa các loại kem có mùi hương, Oxybenzone, cồn và PABA. Da mụn thì dùng kem chống nắng vật lý có chưa Zinc Oxide và Titanium Oxide.

Bên cạnh việc lựa chọn đúng loại kem chống nắng phù hợp thì việc thoa kem chống nắng đúng thời điểm cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Không nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời nắng quá sớm hay quá muộn bởi nó đều làm giảm tác dụng bảo vệ da, tốt nhất nên thoa kem chống nắng trước khi đi ra nắng khoảng 20 phút để kem đủ thời gian ngấm sâu vào da và phát huy tác dụng chống nắng hiệu quả. Thường các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF cao có thể bảo vệ da được 8 tiếng nhưng dưới sự tác động của nước, ma sát, mồ hôi… kem có thể giảm đi tác dụng. Do đó bạn nên cứ sau 2-3 tiếng lại bôi kem một lần để làn da luôn được bảo vệ một cách tối ưu nhất. Nếu dùng kem chống nắng không đúng cách, kem không có tác dụng bảo vệ da sẽ khiến cho tia UV có cơ hội tác động đến da, làm mất đi các chất dinh dưỡng cũng như collagen trong da, tăng tốc độ lão hóa và gây nguy cơ ung thư da.

4. Ngăn ngừa da bị cháy nắng

Dưới cái nắng chói chang gay gắt của mùa hè, kem chống nắng thôi là chưa đủ, làn da luôn trong tình trạng tấy đỏ vì nhiệt độ cao, thậm chí là đau rát do cháy nắng. Vậy nên bạn sẽ cần đến những sản phẩm làm dịu da như kem dưỡng chứa thành phần panthenol, tinh chất dầu dừa, vitamin E, hoặc một số loại gel tinh chất lô hội. Đó là các sản phẩm có khả năng “cấp cứu” cho làn da khẩn cấp sau khi cháy nắng, hoặc làm dịu làn da đang tấy đỏ một cách nhanh chóng, giảm khô da và giúp da nhanh trở lại trạng thái mát lành dịu nhẹ.

Một số lựa chọn rất tốt cho vấn đề này như sau:

– Kem dưỡng ẩm sau khi phơi nắng thành phần tự nhiên panthenol, dầu dừa và vitamin E;

– Gel siêu dưỡng ẩm toàn thân chiết xuất lô hội;

– Kem dưỡng ẩm sau khi phơi nắng dành cho bé thành phần tự nhiên chiết xuất lô hội, hoa cúc, dầu hạnh nhân và vitamin E

my pham nga

(HẾT PHẦN 2)

CÒN NỮA …

(Nguồn: Mỹ phẩm Nga FairFood)